Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai. Xuyên suốt hành trình khám phá nét bí ẩn của các dân tộc, du khách sẽ bắt gặp nét độc đáo khó quên của dân tộc Phù .Vậy người Phù Lá có gì đặc biệt? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Tìm hiểu dịch vụ thuê xe máy Lào Cai Thành Đức

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai 3

1. Nguồn gốc

Là một trong những dân tộc có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê qua kết quả điều tra dân số năm 2009, dân tộc Phù Lá ở Việt Nam có 10.944 người, cư trú chủ yếu ở Lào Cai , Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên… Người Phù Lá có nhiều tên gọi Tên tự gọi: Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá.Tên gọi khác: Xá Phó, Cần Thin.Nhóm địa phương: Phù Lá Lão, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Ðen, Phù Lá Hán.Dân số: 6.500 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (ngữ hệ Hán – Tạng), gần với Miến hơn. Xem thêm bài người thái tỉnh Lào Cai

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai

2.Kinh tế

Người Phù Lá gắn liền với nền văn minh lúa nước. họ biết làm ruộng bậc thang, chăn nuôi gia súc. Các cô gái Phù Lá có bàn tay khéo léo, giỏi đan lát những sản phẩm thủ công. Qua bàn tay của họ, sản phẩm trở lên tinh tế,đặc sắc. Du khách có dịp đến với bản Phù Lá chắc hẳn sẽ mua một vài món đồ thủ công đem về.

Điểm đặc biệt ở nơi đây, người dân không dùng các phương tiện hiện đại để vận chuyển mà dùng gùi đeo lên lưng hay để trên đầu. Những nhà có xe ngựa thì dùng ngựa kéo. Tìm hiểu người Kinh tại Lào Cai

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai 1

3. Văn hóa

Đến với làng Phù Lá du khách sẽ được nếm thử món cơm trắng thơm lừng,đậm vị,bởi người dân nơi đây giã hạt thóc bằng chày tay. Giống với các dân tộc vùng cao khác cơm nếp và thịt,cá ướp rất được người dân nơi đây ưa thích.

Nam nữ Phù Lá ăn mặc nhiều kiểu khác nhau nhưng điểm chung nhất là trang phục của họ có đính nhiều hạt cườm lấp lánh,bắt mắt. Ngoài ra một điểm dễ nhận thấy của nam nữ Phù Lá là họ luôn đeo một chiếc túi nhỏ bên người.

Khác với các dân tộc khác theo chế độ dòng họ, ở Phù Lá người dân bản địa có mối quan hệ chủ đạo là quan hệ giữa láng giềng với nhau. Họ thường giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Bản làng người Phù Lá rất đoàn kết.

Người Phù Lá có quan niệm yêu đương vô cùng thoáng. Trai gái được tự do yêu đương tìm hiểu. Chàng trai Phù Lá có thể đến ngủ ở nhà người yêu của mình.Sau vài đêm đôi bên ưng ý nhau thì mới diễn ra đám hỏi. trong đám cưới nhà gái sẽ vẩy nước bẩn và bôi nhọ vào nhà trai. Cô dâu về lại mặt sau 12 ngày. Người Phù Lá cho sản phụ đẻ ngồi trên đệm rơm và kiêng người lạ vào nhà 3 ngày. Nếu thấy trước cửa nhà người Phù Lá úp nón trên cọc ở trước cửa hay cọc bôi than đen có cắm lá đùm đúm ở ngoài cửa là nhà có người đẻ du khách không được vào nhà.

Sinh đẻ: Sản phụ đẻ ngồi. Họ không được ngủ trên giường, mà phải ngủ trên đệm rơm. Nhau đẻ chôn dưới gầm giường hoặc chân cột dưới gầm sàn, phía buồng ngủ. Sau khi đẻ kiêng người lạ vào nhà 3 ngày với dấu hiệu úp nón trên cọc ở trước cửa hay cọc bôi than đen có cắm lá đùm đúm ở ngoài cửa. Lễ đặt tên 12 ngày sau khi đẻ do thày mo thực hiện. Mỗi người được đặt hai tên, một tên khác chỉ dùng để cúng báo tổ tiên hay cúng lúc chết.

Đến với nhà của người Phù Lá du khách thấy ngay sự khác biệt với các dân tộc khác bởi người Phù Lá thờ riêng tổ tiên nam và tổ tiên nữ. Tổ tiên nam đại diện cho sức khoẻ, tổ tiên nữ đại diện cho mùa màng. Lễ cơm mới chủ yếu cúng ở nơi thờ tổ tiên nữ do phụ nữ đại diện và nữ giới trong nhà được ăn cơm trước.Ở Phù Lá, thay cúng vẫn đóng vai trò quan trọng chỉ được dạy bằng cách truyền miệng.

Vào ngày lễ tết hàng năm,rằm tháng bảy hay ngày cơm mới du khách đến với Phù Lá sẽ thấy được khung cảnh nhộn nhịp của bản làng. Trai gái phù lá khoác trên mình những bộ trang phục rực rỡ, đôi bên hát giao duyên hay đơn giản là làn điệu múa xòe trong làn điệu dân ca. Du khách sẽ được tham gia các trò chơi đu quay, đá cầu, trốn tìm, đánh cỏ, chơi cù…

Người Phù Lá Tỉnh Lào Cai 2