Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai rất giống người Hoa nhưng vẫn được coi là một dân tộc riêng biệt tại Việt Nam. Dân tộc này còn có nhiều tên gọi khác là Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc, Mán váy xẻ. Đây là dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hoa, sử dụng chữ Hán, di cư từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam từ khoảng 300 năm trước.

Trên dải đất hình chữ S thì dân tộc Sán Dìu sống tập trung chủ yếu tại miền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương và rải rác tại một số tỉnh, thành phố khác. Mời các bạn xem thêm bài viết về dân tộc Ngái Lào Cai

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai con người và cuộc sống

Người Sán Dìu thường quy tụ thành xóm nhỏ, có lũy tre bảo vệ bên ngoài. Họ ở nhà đất, lợp bằng rạ hoặc gianh. Ngày nay, họ tiếp thu nhiều mẫu nhà của các dân tộc khác.

Về mặt kinh tế, người Sán Dìu làm ruộng nước, ruộng khô và làm nương rẫy hoặc các bãi. Họ trồng lúa, đồng thời trồng xen canh với các loại hoa màu khác nhau. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm; khai thác lâm sản; đánh bắt, nuôi thả cá; phát triển nghề rèn, đan lát, làm gạch, ngói… Họ dùng phân để bón cho cây trồng và biết đào kênh, mương để tưới tiêu.

Có một nét độc đáo là người Sán Dìu đã tạo ra loại xe quệt làm bằng tre, gỗ rồi dùng sức trâu kéo, có thể vận chuyển tất cả mọi thứ và đi trên nhiều loại địa hình khác nhau.

Trang phục truyền thống của người Sán Dìu nổi bật là màu chàm được nhuộm tự nhiên. Nam giới mặc quần áo màu chàm giản dị, áo có hai túi rộng, quần dài có cạp chun và ống rộng. Còn nữ giới mặc áo ngắn bên trong, bên ngoài mặc áo dài, ngực đeo yếm trắng, thắt dây lưng trắng hoặc xanh, quấn xà cạp trắng; mặc quần hoặc váy màu chàm đen, đầu đội khăn đen; trang sức bằng bạc có vòng cổ, vòng tay và xà tích ở hai bên hông. Phụ nữa có thói quen ăn trầu thường đeo thêm túi đựng trầu nhỏ, thêu chỉ có màu sắc sỡ. Ngày nay, trong đời sống thường ngày họ ăn mặc giống dân tộc Kinh và mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, cưới xin. Tìm hiểu thêm về Cột Mốc 102 (2) Lào Cai

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai 1

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai đời sống văn hóa và tinh thần

Trong gia đình người chồng (cha) làm chủ gia đình, con trai mang họ cha và được hưởng tài sản thừa kế khi cha mẹ mất. Con cái được tự do yêu nhau nhưng hôn nhân lại do cha mẹ quyết định. Họ coi trọng xem số mệnh trước khi kết hôn.

Về tang ma, người Sán Dìu có tục địa táng và cái táng (bốc mộ). Sau khi hạ huyệt, con cái đi một vòng quanh huyệt nhúm một nắm đất đặt lên quan tài rồi mới lấp huyệt thành mộ.

Người Sán Dìu thờ tổ tiên, pháp sư và táo quân. Ngoài ra còn thờ thổ thần ở miếu thờ thành hoàng ở ngoài đình.

Tết lớn nhất của người Sán Dìu là tết Nguyên Đán (tết Cả) được tổ chức giống nhiều dân tộc khác. Họ chuẩn bị từ nhiều ngày trước, cúng giao thừa đơn giản với một con gà hoặc một miếng thịt lợn, xôi ngũ sắc, hoa quả, trầu cau, rượu; ăn chay vào sáng ngày mồng 1 tết, từ ngày mồng 2 mới làm cỗ thịnh soạn mời họ hàng, làng xóm và bạn bè thân thiết.

Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều lễ tết riêng. Ngày 3/3 âm lịch là Tết Thanh Minh, họ nấu xôi nếp và cá hoặc thịt lợn, thịt gà để tảo mộ nhằm tỏ lòng biết ơn những người đã khuất. Vào tết Đoan Ngọ (ngày 5/5) họ gói bánh chưng, hái quả vườn với ý nghĩa diệt sâu bọ.

Rằm tháng Bảy (ngày 14/7 âm lịch) là dịp để con cháu gần xa tụ họp về ăn bữa cơm thân mật với gia đình. Ngày mồng 10/10 âm lịch là tết Cơm mới, họ làm mâm cỗ gồm có thịt lợn, gà, dùng gạo mới nấu cơm, làm bánh và nhiều thức ăn khác để cúng tổ tiên và thổ thần. Còn tết Đông chí mang ý nghĩa có “con đàn, cháu đống” thường có cơm nếp, nhiều loại bánh bằng gạo nếp và tẻ cúng cùng với thịt lợn, gà.

Về mặt văn hóa và văn nghệ người Sán Dìu còn lưu giữ được nhiều truyện thơ đặc sắc. Giống như nhiều dân tộc khác, họ cũng lưu truyền được nhiều làn điệu dân ca (Soọng cô) hát theo hình thức đối đáp, giao duyên giữa nam và nữ với các chủ đề khác nhau như mời trầu, mời nước, hát hỏi thăm.

Ngoài ra, người Sán Dìu cũng có nhiều điệu múa nhưng chủ yếu được thể hiện trong đám ma. Các loại nhạc cụ như tù và, kèn, sáo, thanh la, não bạt cũng được sử dụng để phục vụ đời sống tâm linh của dân tộc này. Họ cũng chơi nhiều trò chơi dân gian như đi cà kheo, đánh khăng, kéo co. Với rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc văn hóa dân tộc tây bắc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc Tìm hiểu thêm về dân tộc Mường Lào Cai

Dân Tộc Sán Dìu Lào Cai 2