Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Lô Lô Lào Cai

Dân tộc Lô Lô Lào Cai là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam, chia thành hai nhóm là Lô Lô Hoa (Lô Lô Trắng) và Lô Lô Đen với nhiều tên gọi khác nhau như Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.

Dân tộc này sinh sống chủ yếu ở tiểu vùng nam Trung Quốc thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu có tên gọi là dân tộc Di và bắc bán đảo Đông Dương như các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào có tên gọi tự gọi là dân tộc Lô Lô.

Tại Việt Nam, địa bàn sinh sống chính của dân tộc này tập trung ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) và Mường Khương (tỉnh Lào Cai). Tìm hiểu dân tộc Sán Chay Lào Cai

Dân Tộc Lô Lô Lào Cai

Con người và cuộc sống

Người Lô Lô sống định canh định cư thành từng làng ở sườn núi, sườn đồi, nơi có nguồn nước. Mỗi làng tập trung từ 20-25 nhà. Người Lô Lô có ba loại nhà ở, gồm nhà đất, nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất tùy theo phong tục tập quán, địa hình và thói quen sống của từng địa phương. Nhà thường có tường dày, gồm ba gian: gian giữa khá rộng bày bàn thờ tổ tiên, dùng để tiếp khách và các hoạt động như cưới hỏi, ma chay. Gian phải dành cho ông bà, bố mẹ, gian trái là dành cho con cái trong nhà. Ngoài ra còn có gác lửng là nơi chứa lương thực và là chỗ nghỉ ngơi của khách.

Người Lô Lô biết tự dệt vải rồi nhuộm chàm và tự may quần áo. Kỹ thuật chắp vá các màu sắc để trang trí trên quần áo được phụ nữ Lô lô vận dụng rất khéo léo và tinh tế.

Nam giới thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới đầu gối. Nữ giới để tóc dài vấn cùng với khăn có hoa văn và các tua vải nhiều màu sắc quanh đầu thành nhiều lớp. Trang phục truyền thống chia thành nhiều nhóm khác nhau. Có nhóm mặc áo cổ vuông, tay dài, mặc bằng cách chui đầu hoặc loại áo ngắn thân, cổ vuông, có ống tay áo nối vào thân và có thể tháo rời. Nhóm khác lại mặc áo cánh ngắn, cổ tròn, cao gần cằm và cài bằng cúc. Còn nhóm Lô Lô trắng thì có áo dài lửng theo kiểu đuôi tôm, ống tay áo rộng, xẻ nách cao, có loại được trang trí hoa văn trên nền sáng ở cổ áo và gấu áo; có loại chỉ một màu chàm, không hoa văn. Váy được chiết ly và gấp nếp, thân váy được thêu hoa văn sặc sỡ. Có nơi thêm cả tấm choàng váy có hoa văn bên ngoài. Và có nhóm lại thích mặc quần, đi giày vải. Ngày nay, đồng bào Lô Lô cũng mặc trang phục thường ngày như dân tộc Kinh. Xem thêm bài viết về dân tộc La Ha Lào Cai

Dân Tộc Lô Lô Lào Cai 1

Đặc điểm kinh tế

Về kinh tế, dân tộc Lô Lô sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Họ trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh. Trồng trọt trên nương rẫy cũng được chú trọng. Lương thức chính là cây ngô. Người Lô Lô cũng đã biết áp dụng kỹ thuật thâm canh và xen canh giữa trồng lúa và các loại cây hoa màu ngắn ngày như rau, đậu, củ và các loại khoai khác nhau. Họ cũng trồng bông và tự dệt vải để may quần áo cho gia đình.

Ngoài ra, chăn nuôi cũng rất phát triển. Họ chăn nuôi nhiều loại gia súc và gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa… để phục vụ cho sản xuất, các dịp lễ tết, tiếp đãi khách, và trao đổi buôn bán. Họ cũng biết dùng phân ủ để làm phân bón.

Trước kia họ thường dùng ngựa để vận chuyển người và hàng hóa. Đến nay, họ đã dùng xe máy như đa số các dân tộc khác.

Thức ăn chính của họ là ngô đã được xay nhỏ thành bột, ăn với canh rau, củ.

Nhìn chung, người Lô Lô đã biết tận dụng thiên nhiên để phục vụ sản xuất và biết trao đổi hàng hóa tự làm ra và buôn bán vật phẩm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về dân tộc Khơ Mú Lào Cai

Dân Tộc Lô Lô Lào Cai 2

Đời sống văn hóa và tinh thần

Dân tộc Lô Lô theo chế độ chung thủy một vợ, một chồng. Con cái được tự do tìm hiểu trước khi tiến đến hôn nhân. Và họ chấp nhận cả hôn nhân nội tộc và ngoại tộc.

Người Lô Lô ăn tết Nguyên Đán theo âm lịch. Đây là lễ chính của cả năm và được tổ chức long trọng và thiêng liêng. Bên cạnh đó, đầu năm cũng là dịp để họ tổ chức các nghi lễ nông nghiệp liên quan đến cây lúa như đánh thức hồn lúa, cúng ruộng, lễ xông lúa để chính thức bước vào hoạt động cày cấy của một năm mới.

Người Lô Lô cũng thông qua truyền miệng đã lưu truyền lại được kho tàng văn hóa, nghệ thuật to lớn với nhiều câu truyện cổ, sự tích, thơ, ca dao, tục ngữ, điệu hát dân ca phong phú.

Đặc biệt, trống đồng được coi là một tài sản quý, một nhạc cụ truyền thống độc đáo của dân tộc này. Họ sử dụng trống đồng trong các ngày lễ long trọng, đón giao thừa năm mới và tiễn đưa người chết về nơi an nghỉ. Tộc trưởng mỗi họ là người giữ trống và bảo quản bằng cách chôn trống xuống dưới đất và chỉ đào lên khi có việc cần sử dụng.

Ngày nay, người Lô Lô học tiếng phổ thông, học cách làm kinh tế mới, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống ngày càng tiến bộ và được nâng cao.

Dân Tộc Lô Lô Lào Cai 3