Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Sán Chay Lào Cai

Dân tộc Sán Chay Lào Cai còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Cao Lan, Sán Chỉ…là một dân tộc di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam khoảng từ 400 năm trước. Hiện nay, dân tộc này có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng tập trung sinh sống ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ như Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang. Chúng ta cùng Thuê xe máy Lào Cai 366 tìm hiểu vài nét cơ bản về dân tộc này nhé. Tìm hiểu về dân tộc La Ha Lào Cai

Dân Tộc Sán Chay Lào Cai

Con người và cuộc sống

Dân tộc Sán Chay thường sống đoàn kết và gắn bó thành bản (làng). Mỗi làng gồm có ít hoặc nhiều hộ gia đình tùy vào thời gian hình thành và sinh sống của người dân.

Nhìn chung, nhà ở của người Sán Chỉ gần giống với người Tày-Nùng. Cũng là ở nhà sàn nhưng có điểm độc đáo riêng là vách che sát đất, nhìn từ xa trông như nhà đất bình thường.

Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người Sán Chay. Họ chủ yếu làm ruộng nước. Một số nơi vẫn duy trì nương rẫy. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ nông nghiệp và nhu cầu thực phẩm của gia đình. Vì vậy, họ ăn cơm tẻ là chính cùng với rau, thịt. Và đặc biệt dùng nhiều rượu, nhất là trong các ngày lễ, tết, cưới hỏi. Nam giới thường hút thuốc lào và phụ nữ thích ăn trầu.

Trang phục thường ngày của dân tộc Sán Chỉ giống dân tộc Kinh hoặc Tày. Trang phục truyền thống cũng rất đơn giản. Phụ nữ thường mặc váy nhuộm chàm, áo dài có trang trí ít hoa văn khác màu, dùng một chiếc thắt lưng vải chàm. Tuy nhiên, vào ngày lễ, tết họ dùng từ 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hay nhiều cùng loại và khác màu. Tìm hiểu thêm về dân tộc Khơ Mú

Dân Tộc Sán Chay Lào Cai 1

Đời sống văn hóa và tinh thần

Trong gia đình người Sán Chỉ, cha là người chủ gia đình, nắm quyền quyết định mọi việc. Có một nét độc đáo trong lễ cưới của người dân tộc này là sau khi tổ chức lễ cưới, con dâu ở nhà bố mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về với chồng và khi mang thai thì về ở hẳn nhà chồng.

Dân tộc Sán Chỉ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo. Ngoài thờ cúng tổ tiên, họ còn thờ trời đất, thần Nông, Bà Mụ… phổ biến nhất là thờ Ngọc Hoàng, Táo Quân, phật Nam Hoa.

Do ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Giáo và Phật Giáo, lễ “tang ma” trải qua nhiều nghi lễ do thầy Tào chủ trì.

Người Sán Chỉ tổ chức nhiều lễ cúng trong nhiều dịp. Nổi bật nhất là lễ cúng bản ngày mồng 2 tết Nguyên Đán (còn gọi là cúng “thâu lộn” và “Lùng Ý”) để cầu mong thổ thần phù hộ người dân trong làng và đem lại mùa màng tốt tươi. Lễ cúng gồm có mâm cỗ riêng của các gia đình trong làng và một mâm cỗ chung gồm gà luộc hoặc thủ lợn, cơm, rượu, tiền vàng và nhang. Sau khi tổ chức cúng trang trọng và uy nghiêm, họ tổ chức hưởng lộc ngay tại miếu, và chỉ mang một ít bánh chưng và rau về nhà với quan niệm đem tới một năm mới làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và an lành cho gia đình.

Bên cạnh đó, người Sán Chỉ còn có nhiều lễ khác như lễ hạ điền, lễ mở cử rừng (ngày mồng 4 tết), giết sâu bọ (ngày 5/5), lễ cơm mới (ngày 9/10). Trước kia, lễ đám tăng (hội đèn) thường được tổ chức từ 3-5 năm một lần. Đây là lễ lớn mang đậm tính chất cộng đồng cao nhằm cầu thổ thần phù hộ cho sức khỏe và được mùa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi tố chức đám tăng mỗi khi gặp nhiều khó khăn như mất mùa, thiên tai, dịch bệnh…

Về mảng văn học – nghệ thuật, dân tộc Sán Chỉ đã lưu giữ được nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt Sình Ca (hát ví) là hình thức hát giao duyên dân ca trữ tình mượt, độc đáo giữa tốp nam và tốp nữ trong những ngày lễ tết, cưới hỏi. Đây là hình thức sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn cần được gìn giữ của dân tộc này. Dân tộc này đã từng có chữ viết riêng nhưng nay đã bị thất truyền.

Ngoài ra người Sán Chỉ còn có nhiều điệu múa khác nhau như múa trống, múa thắp đèn, múa xúc tép… Nhạc cụ cũng phong phú, được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau với nhiều loại âm thanh, gồm thanh la, não bạt, trống, chuông, khèn… Nhiều trò chơi dân gian như đánh quay, tung còn, “trồng cây chuối” … cũng được lưu truyền đến tận ngày nay. Tìm hiểu về dân tộc La Chí Lào Cai

Dân Tộc Sán Chay Lào Cai 2