Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Khơ Mú Lào Cai

Dân Tộc Khơ Mú Lào Cai. Dân tộc Khơ Mú là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống chủ yếu tại khu vực phía Bắc tiểu vùng Đông Nam Á như Lào, Myanma, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc và Việt Nam.

Là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, dân tộc Khơ Mú sống tập trung phần lớn tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Thanh Hóa. Tìm hiểu thêm về dân tộc La Chí Lào Cai

Dân Tộc Khơ Mú Lào Cai

Cuộc sống và con người

Cuộc sống của dân tộc Khơ Mú vẫn còn tồn tại nhiều nét thô sơ. Trước đây đa số người Khơ Mú vẫn còn sống du canh du cư. Họ thường sống khá tách biệt, làng bản thường nhỏ bé, ít người và nằm cách xa nhau. Mỗi làng cũng chỉ gồm từ 5-7 ngôi nhà, nhà cửa được làm sơ sài, hầu như không có nhiều đồ dùng quý giá.

Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng trồng trọt nương rẫy với những dụng cụ lao động đơn giản như dao, rìu, gậy chọc hố. Các loại cây trồng chính chủ yếu là các loại cây ngắn ngày, không yêu cầu kỹ thuật cao như lúa nương, ngô, khoai, sắn. Trong những ngày chờ đến mùa thu hoạch họ vẫn sống dựa vào săn bắt và hái lượm. Phương tiện để vận chuyển và chứa đựng lương thực, thực phẩm là những sản phẩm thủ công từ việc phát triển nghề đan lát như gùi, địu, rổ, rá… Họ chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ để đãi khách trong những dịp đặc biệt.

Có một điều đáng buồn là người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải nên cũng không có được sắc phục dân tộc của riêng mình. Họ có thói quen mua quần áo, váy của người Thái để mặc.

Người Khơ Mú sống rất chan hòa với thiên nhiên. Thú vị hơn nữa là mỗi dòng họ của dân tộc này đều mang tên một loài vật hoặc cỏ cây nào đó. Họ coi đó là tổ tiên ban đầu của mình nên họ kiêng giết thịt và ăn các loài động, thực vật này. Tìm hiểu về dân tộc Bố Y Lào Cai

Dân Tộc Khơ Mú Lào Cai 1

Đời sống văn hóa, tinh thần

Tuy vẫn còn nghèo về vật chất nhưng dân tộc Khơ Mú lại có cuộc sống tinh thần phong phú với nhiều nghi lễ cúng và nhiều lễ hội khác như lế tết, lễ mừng nhà mới, lễ vía…

Do đời sống dân trí còn khá thấp nên dân tộc này vẫn còn tin vào hiện tượng có ma. Vì vậy theo quan niệm tín ngưỡng của đồng bào thì thờ cúng là để tránh “các ma”, “các thần” nổi giận, dễ đem tai họa đến cho dân làng, đồng thời bày tỏ sự tôn kính và cầu mong cho mọi điều được suôn sẻ, an lành.

Ngoài ra, họ cũng thờ cúng tổ tiên nhằm bày tỏ sự hiếu nghĩa, lòng biết ơn tổ tiên và làng bản của con cháu trong gia đình.

Bên cạnh đó, dân tộc Khơ mú cũng có nhiều lễ hội liên quan đến nông nghiệp. Nổi bật nhất là lễ hội cúng cầu mùa. Đây là lễ hội lớn nhất được tổ chức uy nghiêm, trang trọng phản ánh niềm tin của đồng bào với thiên nhiên, trời đất, nương rẫy, đồng thời thể hiện mong ước về một mùa màng bội thu đem lại cuộc sống no đủ.

Người khơ Mú cũng thông qua truyền miệng đã lưu giữ lại được nhiều truyện kể, truyền thuyết, thần thoại… cũng như những làn điệu dân ca khỏe khoắn, trong trẻo mang đậm tính sử thi, trong đó nổi bật nhất có điệu hát “Tơm” (còn gọi là hát giao duyên) theo lối đối đáp rất ngọt ngào. Ngoài ra, họ còn rất thích múa xòe, múa tập thể, và đặc trưng nhất có tên gọi là múa Cá Lượn. Các loại nhạc cụ cũng rất đơn giản, được làm từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như sáo dọc, sáo nhiều ống, đàn trống, đàn môi.

Ngày nay, do chính sách tuyên truyền, vận động của Nhà Nước nên nhiều nhóm người Khơ Mú đã dựng được những ngôi nhà chắc chắn để định cư và ổn định cuộc sống hơn. Họ cũng đã học tập và biết vận dụng kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, nhờ vậy mà kinh tế có nhiều bước chuyển biến và dần dần được nâng cao. Tìm hiểu về kinh nghiệm thuê xe máy đi phượt

Dân Tộc Khơ Mú Lào Cai 2