Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai

Dân Tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai. Có nguồn gốc xuất phát từ các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Tứ Xuyên, dân tộc Bố Y là một trong những dân tộc cổ đại nhất Trung Quốc, di cư sang Việt Nam được khoảng 150 năm.

Tại Việt Nam, dân tộc Bố Y sinh sống chủ yếu tại các huyện biên giới Lào Cai (chiếm khoảng 61,5% dân số của dân tộc này trong cả nước), Hà Giang (chiếm khoảng 35,5%). Dân tộc này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí. Xem thêm bài viết kinh nghiệm thuê xe máy đi phượt

Dân Tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai

Con người và cuộc sống

Dân tộc Bố Y có thói quen định canh định cư ở trên vùng núi cao, có mưa nhiều, độ ẩm lớn và có sương mù quanh năm. Họ thường dựng nhà bên cạnh bờ suối, trên sườn đồi hoặc là trong thung lũng, nhưng nền nhà được tôn cao lên để chống ẩm. Ngôi nhà thường có ba gian, khung được làm bằng gỗ hoặc tre, xung quanh trình tường, mái lợp bằng cỏ gianh tạo thành hình vuông, phía trước cửa chính nhà là một hàng hiên có mái che. Có một số nhà có hiên bốn mặt, một cửa chính vào gian giữa, một cửa phụ đi vào bếp và hai cửa sổ trông ra hai hàng hiên khác. Cả hai loại nhà đều có gác trên để chứa lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.

Người Bố Y rất coi trọng vai vế trong gia đình. Điều này được thể hiện rất rõ rệt qua cách đặt hệ thống tên đệm. Hệ thống tên đệm thường gồm từ 5-9 chữ, mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người đó trong dòng họ.

Về kinh tế, do sống trên núi cao nên người Bố Y sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và trồng cả lúa nước trên ruộng bậc thang. Ngoài ra còn chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm và có nhiều kinh nghiệm về nuôi thả cá cả trong ao lẫn trên ruộng lúa nước. Bên cạnh đó, các nghề rèn, mộc, gốm, chạm bạc cũng được nam giới phát triển. Còn nữ có nhiều kinh nghiệm trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, may thêu quần áo, túi và khăn.

Thức ăn chính của người Bố Y là Mèn Mén được làm ra bằng cách xay nhỏ ngô, đem luộc chín rồi đồ lên, ăn với rau, thỉnh thoảng có thêm thức ăn khác như thịt, cá…

Nghề dệt phát triển nên trang phục của người Bố Y có phong cách mỹ thuật riêng và khá độc đáo về chủng loại. Viền cổ áo, ống tay áo, chỗ cài cúc được thêu trang trí hoa văn với vải khác màu sặc sỡ. Nam giới thường mặc áo cổ viền, cánh ngắn, tứ thân, quần màu chàm bằng vải tự dệt. Trước đây nữ giới thường mặc váy xòe giống phụ nữ H’mông Hoa, áo lồng vào trong cạp váy. Hoa văn được tạo ra bằng cách bôi sáp ong lên vải rồi đem nhuộm chàm. Áo ngắn năm thân xẻ nách phải, bên ngoài có chiếc xiêm khác màu thêu hoa văn ngũ sắc, ngắn đến thắt lưng để che ngực và bụng. Chiếc khăn đội đầu màu chàm được thêu chỉ khác màu. Phụ nữ còn đeo nhiều trang sức bằng bạc như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay. Trang phục truyền thống thường được mặc vào các dịp lễ, tết, cưới hỏi. Đến nay, trang phục của dân tộc này cũng đơn giản hơn nhiều. Xem Thêm bài viết hạt Dẻ rừng Lào Cai

Dân Tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai 1

Đời sống văn hóa, tinh thần

Người Bố Y có văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên bản sắc riêng. Lễ cưới hỏi được người dân tổ chức khá phức tạp và chia thành nhiều giai đoạn. Sau khi trải qua nhiều thủ tục và được nhà gái chấp thuận thì nhà trai mới được tổ chức đón dâu. Chú rể sẽ không được đi đón dâu mà chị dâu sẽ được em dâu đón về cùng với một cái kéo và một con gà mái nhỏ (sẽ được thả vào rừng khi đến về nửa đường).

Các nghi lễ tang ma cũng được thực hiện uy nghiêm theo quy định. Người Bố Y chỉ tổ chức một giỗ đầu duy nhất và thời gian để tang là ba năm. Trong ba năm đó, mọi chuyện cưới xin đều bị gác lại, con trai không được uống rượu, con gái không được đeo đồ trang sức trên người.

Đồng bào Bố Y thường tổ chức nhiều lễ hội trong năm như tết Nguyên Đán, Rằm tháng riêng, tết Đoan Ngọ, tết cơm mới… Trong những dịp này, người Bố Y quan niệm rằng làm xôi nếp nhuộm đỏ, bánh dày, bánh chưng, bánh chay là để cúng trời đất, tổ tiên và cầu cho thiên nhiên thuận lòng người, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Người Bố Y cũng có nhiều truyện kể, tục ngữ, dân ca để truyền lại cho con cháu mình. Đặc biệt là các làn điệu dân ca ngọt ngào được sử dụng trong rất nhiều dịp lễ tết, cưới hỏi.

Với xu thế vừa xây dựng đất nước vừa hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, hi vọng rằng đồng bào Bố Y sẽ hòa đồng với sự phát triển chung của toàn dân mà vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình. Xem thêm món nem măng đắng Lào Cai

Dân Tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai 2