Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai. Đến với Lào Cai, du khách sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt so với các thành phố khác, thành phố được núi rừng bao quanh nên không khí thoáng mát,dễ chịu người dân thật thà chất phác, dễ mến. Sống cùng các dân tộc khác trên địa bàn ,du khách đến Lào Cai sẽ nhìn thấy người Việt. Một dân tộc có dân số đông nhất thành phố. Con gái Việt có giọng nói ngọt ngào, trong trẻo dễ nghe làm say lòng biết bao du khách. Cùng chúng tôi tìm hiểu về người Việt nơi đây nhé!. Xem thêm bài viết người Hà Nhì Lào Cai

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai

1.Nguồn gốc

Tên gọi khác: Kinh

Chiếm dân số đông nhất cả nước người Việt định cư khắp mọi miền tổ quốc . tổ tiên người Việt xa xưa định cư chủ yếu ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Người Việt luôn đi đầu và giúp đỡ các dân tộc anh em trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ nước nhà.

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai 1

2.Kinh tế

Người Việt đi đầu trong các dân tộc anh em nhờ giỏi làm nương, canh tác. Các thế hệ người Việt truyền tai nhau cách trồng trọt chăn nuôi và đốc rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu lưu truyền đến nay: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Người Việt còn biết làm đê điều chắn bão, lũ. Hệ thống chuồng trại, chăn nuôi ,thả cá được hoàn thiện. Người Việt nổi tiếng với đôi bàn tay khéo léo và bộ óc linh hoạt cho ra các sản phẩm thủ công tinh xảo,mỹ lệ. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay người Việt đang dẫn đầu và ngày càng phát triển. Xem thêm bài viết về Người Tày Lào Cai

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai 2

3. Văn hóa

Khác với Phù Lá, Giáy, Dao người Việt coi “cơm tẻ, nước chè” là những món ăn thức uống không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.Cơm nếp, xôi là những món chỉ có trong mùng 1, ngày rằm hay các dịp lễ tết

Xưa kia, đàn ông Việt thường mặc quần chân què, áo cánh nâu (Bắc bộ), màu đen (Nam bộ), đi chân đất; ngày lễ tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Ðàn bà mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc bộ). Phụ nữ ngày lễ hội hè mặc áo dài. Ngày nay dưới sự phát triển của thời đại người Việt chỉ mặc quần áo truyền thống vào dịp lễ tết còn lại mặc những trang phục mang tính hiện đại phù hợp với công việc hơn.

Người Việt xưa dùng quanh gánh hay xe đạp,xe ngựa,xe trâu,bò hay thuyền,bè để mang đồ thì ngày nay đã có ô tô,xe máy hay những con tàu hiện đại để vận chuyển hàng hóa giảm bớt sức lao động cho người dân.

Người Việt sống cùng gia đình. Mỗi gia đình Việt gồm 1-3 thế hệ theo chế độ phụ quyền song người phụ nữ đóng vai trò quan trọng thường là người quản lý kinh tế. Người Việt sông tập trung trong tập thể ở thôn, phường, xã, thành phố tuân theo pháp luật của nhà nước.

Tình yêu và hôn nhân của người Việt đã có sự tiến bộ rõ rệt. Phá bỏ khuôn sáo cũ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” tiến tới hôn nhân tự do, chung thủy. Hai bên tìm hiểu lẫn nhau sau đó ra mắt bố mẹ 2 nhà trải qua: “ dạm, hỏi, cưới, đăng ký kết hôn” họ mới chính thức được công nhận là vợ chồng

Một trong những tín ngưỡng quan trọng của người Việt là thờ cúng tổ tiên và thổ công trong nhà. Vào lễ tết, ngày giỗ tổ, thanh minh, rằm tháng bảy hay hàng tháng vào mùng 1 hay ngày rằm người Việt đều thắp hương cầu khấn bình an và phúc lộc.

Văn học, thơ ca của người Việt phát triển đến đỉnh cao, nhiều bài thơ bài ca viết về con người,cảnh đẹp đất nước được đi vào lịch sử các đại thi hào như: “Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…” Các bộ môn nghệ thuật như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu… phát triển cao, được chuyên nghiệp hóa.

Hiện nay, dưới sự phát triển của thành phố, của đất nước người Việt có rất nhiều trò chơi giải trí hiện đại nhảy, hát,múa,kéo co,đánh đu, dánh vật, đua thuyền. Vào mùa lễ hội còn có các trò chơi giải trí như: vật cù,nấu cơm thi,thả chim,thả diều,đánh pháo đất.

Du khách hãy đến với Lào Cai đến với thành phố trong sương để thưởng thức không khí buổi sớm, để ngắm phố phường, để được thấy những người dân lương thiện và hiếu khách nơi đây. Tìm hiểu về dân tộc Nùng Lào Cai

Người Kinh Việt Nam Tại Lào Cai 3