Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc La Chí Tỉnh Lào Cai

Dân Tộc La Chí Tỉnh Lào Cai. Dân tộc La Chí còn có tên gọi là Cù Tê hay La Quả, là một trong những dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ Trung Quốc, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang và các huyện Mường Khương, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai. Xem thêm bài viết về dân tộc Bố Y Tỉnh Lào Cai

Dân Tộc La Chí Lào Cai

Con người và Cuộc sống

Từ lâu người La Chí đã sống định canh định cư thành từng làng nhỏ. Họ sống trong những ngôi nhà sàn ba gian khá rộng rãi được dựng bằng gỗ và tre, tường chủ yếu được lát bằng đất mịn. Bếp bằng đất riêng tách biệt với nhà lớn.

Người La Chí sống bằng nghề làm ruộng lúa nước. Họ đã biết áp dụng một số khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra được nhiều kênh mương phục vụ cho tưới tiêu, khống chế được lượng nước vào ruộng lúa. Còn nương chủ yếu là để trồng bông và chàm phục vụ cho nghề dệt.

Ngoài ra, dân tộc La Chí còn chăn nuôi gia súc và gia cầm như trâu, lợn, gà, chó… vừa để phục vụ sản suất, vừa để phục vụ các dịp lễ tết và tiếp đãi khách.

Người La Chí cũng chú ý đến việc phát triển nghề dệt và nghề đan lát. Họ thường làm thủ công việc kéo sợi bông, dệt vải, nhuộm chàm rồi tự may thành quần áo cho cả gia đình. Bên cạnh đó, họ cũng tự đan các vật dụng trong gia đình như rổ, rá, sọt, địu… để phục vụ cuộc sống thường ngày.

Do sống bằng kinh tế nông nghiệp nên thức ăn hằng ngày của người La Chí thường là cơm, rau, thỉnh thoảng có thêm thịt, cá. Họ đặc biệt thích ăn các loại thịt sấy khô và ướp chua.

Trang phục của người La Chí rất đơn giản, không nhiều màu sắc, không cầu kỳ hoa văn. Trước đây nam giới thì mặc áo năm thân dài tới bắp chân (nay mặc ngắn hơn tiện cho sinh hoạt thường ngày), quần lá tọa, đầu quấn khăn nhuộm chàm. Còn nữ thì mặc áo tứ thân xẻ ngực, yếm thêu tay, thắt lưng bằng vải, mặc quần hoặc mặc váy tùy sở thích từng người và tùy vào từng loại hình hoạt động, đầu đội khăn bằng vải chàm có thêu trang trí bằng chỉ khác màu. Trang sức của người La Chí cũng chỉ có vòng tay nam, nữ cũng có vòng tay và thêm vòng đeo tai, tất cả đều làm bằng bạc. Tìm hiểu thêm về kinh nghiệm thuê xe máy đi phượt

Dân Tộc La Chí Lào Cai 1

Đời sống văn hóa, tinh thần

Cũng giống như đa số các dân tộc khác, dân tộc La Chí cũng sống theo tiêu chí chung thủy một vợ, một chồng.

Về tín ngưỡng người La Chí thờ tổ tiên trong vòng ba đời và thờ thần linh. Do rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên nên bàn thờ tổ tiên cũng được đặt trong trọng ở gian giữa nhà, sát vách sau. Thần linh được thờ trong miếu của làng là Hoàng Dìn Thùng như một thành hoàng làng.

Đối với dân tộc La Chí thì tết tháng 7 “Khu Cù Tê” là ngày lễ rất quan trọng trong đời sống văn hóa mang tính toàn thể cộng đồng. Lễ tết này được tổ chức kéo dài nửa tháng từ ngày 1/7-15/7. Người dân thường gác lại mọi công việc, tổ chức cúng lớn rồi tập trung ăn uống cùng nhau rất vui vẻ. Theo quan niệm của người dân thì lễ tết này được tổ chức để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.

Ngoài ra, người La Chí còn có lễ hội thờ thần đa cổ thụ trong làng cũng rất độc đáo được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng 2 hằng năm.

Bên cạnh đó, cộng đồng La Chí có nền văn học dân gian rất phong phú nhưng chủ yếu là được lưu giữ thông qua hình thức truyền miệng từ đời này sang đời khác. Họ thường kể cho con cháu nghe về những câu truyện cổ, thần thoại, cổ tích liên quan đến nguồn gốc dân tộc, tổ tiên loài người và giải thích về các hiện tượng siêu nhiên.

Nhạc cụ của dân tộc này gồm có đàn tính, đàn môi, trống, thanh la… Họ cũng có những lời hát ru mượt mà với giai điệu đơn giản, mang đậm chất ngợi ca.

Mặc dù dân số không đông nhưng người La Chí luôn cố gắng phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, đồng thời hòa nhập cộng đồng các dân tộc khác cùng xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Xem thêm bài viết về hạt rẻ rừng Lào Cai

Dân Tộc La Chí Lào Cai 2