Dân Tộc Ngái Lào Cai
Dân Tộc Ngái Lào Cai. Trong cộng đồng 54 dân tộc thì dân tộc Ngái có ít dân nhất Việt Nam. Ngoài tên gọi chính thức là dân tộc Ngái được Việt Nam công nhận thì còn có các tên gọi khác như Ngái Nhắn, Ngái Lẩu Mằn, Sín, Đàn, Lê. Theo lịch sử để lại thì dân tộc này bắt nguồn từ huyện Nhiêu Bình, Triều Châu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, di cư vào Việt Nam thành nhiều đợt. Tìm hiểu thêm về cột mốc 102 (2)
Dân Tộc Ngái Lào Cai một cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam
Người Ngái sinh sống tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Bình Thuận, Đồng Nai, Đăk Lăk. Do sống rải rác nên truyền thống văn hóa của dân tộc này đã không còn giữ lại được nhiều nét riêng biệt. Chúng ta cùng điểm qua vài nét về dân tộc này nhé.
Con người và cuộc sống
Người Ngái thường sống thành xóm nhỏ, xen kẽ với các dân tộc khác, ở nhiều địa hình khác nhau như ven đồi, thung lũng, rìa duyên hải, các đảo gần bờ. Trước đây, họ thường ở dựng loại nhà phổ biến là nhà ba gian, hai chái.
Về mặt kinh tế, người Ngái làm nghề nông trồng lúa nước là chính.
Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm đào kênh, mương, xây hồ, đắp đập, đắp đê biển phục vụ cho việc tưới tiêu, nâng cao sản lượng và chất lượng mùa màng. Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống họ còn làm nhiều nghề thủ công khác nhau như dệt chiếu, làm mành trúc, gạch, ngói, giày dép, rèn, mộc, nung vôi, đánh bắt cá ven biển.
Người Ngái thường thích ăn các món xào, chiên, rán, hầm. Đặc biệt họ dùng nhiều gia vị như ớt, tỏi, gừng để chế biến món ăn, và làm nhiều loại bánh trong những dịp lễ, tết. Trang phục của người Ngái giống trang phục của người Tày-Nùng, nhiều nơi lại mặc giống dân tộc Hoa. Bên cạnh đó họ cũng đội khăn, che ô và đội mũ, nón bằng nhiều loại nguyên liệu lá, mây, tre. Xem thêm bài viết về dân tộc Lô Lô
Dân Tộc Ngái Lào Cai đời sống văn hóa và tinh thần
Dân tộc Ngái chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện khá rõ nét. Trong gia đình người chồng quyết định mọi việc lớn, coi trọng con trai, nhà gái phải về ở nhà chồng và không được chia tài sản khi cha mẹ mất. Nhà trai tự tìm mối để xin cưới. Lễ cưới gồm hai giai đoạn là lễ thành hôn và lễ nhập phòng. Phụ nữ Ngái phải kiêng cữ rất cẩn thận trong thời gian mang thai và sau khi mới sinh. Bên họ nhà vợ thì vai trò lớn nhất thuộc về ông cậu, gọi là Khảo và thường đặt tên cho con của các cháu ngoại.
Người Ngái thờ tổ tiên, các “thần”, các “ma”, coi trọng việc tổ chức tang ma. Họ làm lễ và tổ chức chôn cất người chết rất cẩn thận, sau đó họ cúng rất nhiều đợt gồm có 21 ngày, 35 ngày, 49 ngày, 63 ngày, 70 ngày và tổ chức lễ đoạn tang sau 3 năm.
Lễ Kỳ Yên là lễ hội chính trong năm, thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, dân làng được bình an, vạn sự như ý. Đây là một nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, tiêu biểu còn được người Ngái lưu giữ đến nay.
Về mặt văn hóa, người Ngái còn giữ lại được nhiều sách bằng chữ Hán về các bài cúng, bói, xem lịch và lưu truyền nhiều truyện cổ, thơ, câu đối, tục ngữ. Đặc biệt lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sương Cô, rất phong phú, có thể hát nhiều ngày, đêm liên tục mà không bị trùng lặp. Các trò chơi như múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn lên mây rất được ưa thích.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc khu vực và thế giới, hi vọng rằng ngoài nâng cao chất lượng về kinh tế, người Ngái vẫn lưu giữ được những nét độc đáo trong truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Tìm hiểu thêm về dân tộc Sán Chay