Menu
Hotline: 0888 360 999 thuexemaylaocai366@gmail.com

Dân Tộc Mường Lào Cai

Dân Tộc Mường Lào Cai có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Theo các nhà dân tộc học thì dân tộc Mường có cùng nguồn gốc với dân tộc Việt (Kinh) là người Việt-Mường cổ, sau đó chia tách ra thành hai nhánh Kinh và Mường từ nhiều thế kỷ trước.

Ngôn ngữ của dân tộc Mường thuộc nhóm Việt – Mường trong ngữ chi việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt. Dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, gồm các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Nội (khu vực Ba Vì), Sơn La, Yên Bái. Một số bộ phận di cư vào Đắk Lắk và Đông Nam Bộ để lập nghiệp. Mời các bạn cùng Thuê xe máy Lào Cai tìm hiểu những nét nổi bật về con người, cuộc sống và văn hóa của dân tộc này.

Dân Tộc Mường Lào Cai

Dân Tộc Mường Lào Cai con người và cuộc sống

Dân tộc Mường sống định canh, định cư thành làng, xóm nhỏ, khoảng vài chục nóc nhà ở dưới chân núi, dải đồng bằng thung lũng hẹp, bên sườn đồi thấp và những thoải đất gần sông suối. Họ thường dựng bản làng nơi có nguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

Người Mường rất coi trọng ngôi nhà. Họ quan niệm nhà không chỉ là nơi ngủ, nghỉ, sinh hoạt của cả gia đình mà còn là nơi gắn liền với tinh thần và tâm linh của mỗi người sống trong đó. Hướng nhà do thầy mo quyết định. Họ kiêng hướng nhà ngược với đồi núi, vì sẽ không đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Việc dựng nhà gồm nhiều công đoạn và mất nhiều sức lực và cũng thể hiện được tình đoàn kết của họ hàng và hàng xóm, láng giềng.

Nhà của người Mường là những ngôi nhà sàn được dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền, thường có 3-5 gian hoặc 7-10 gian đối với nhà đông con cháu. Sàn nhà có 2 mái hoặc 4 mái thùy từng địa phương và thường có một cầu thang đi lên. Khung nhà và sàn nhà được làm bằng loại gỗ tốt, mái lợp lá cọ hoặc cỏ gianh. Nhà thường có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt.

Gian đầu tiên từ cầu thang lên được gọi là gian gốc và là nơi quy tụ mọi linh thiêng của gia đình. Đây là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách và dành cho nam giới trong nhà. Trong những ngày lễ trọng đại chỉ có nam giới có vai vế trong dòng họ mới được ngồi ăn uống ở đây. Tại đây có đặt một bếp nhỏ dành để đun nước tiếp khách và cho nam giới sưởi ấm.

Gian thứ hai (kế tiếp gian gốc) là nơi ngủ, nghỉ của nam giới. Gian giữa là nơi để thóc và làm bếp nấu nướng được làm rất công phu, đồng thời là chỗ để sưởi ấm dành cho phụ nữ và trẻ em. Gian cuối cùng là nơi để phụ nữ sinh hoạt, ngủ nghỉ và chuẩn bị cơm nước. Dưới sàn nhà là chỗ nuôi trâu, bò, gà và để các dụng cụ lao động sản xuất.

Dân Tộc Mường Lào Cai 1

Dân Tộc Mường Lào Cai đặc điểm kinh tế

Người Mường chủ yếu trồng cây lúa trên những thửa ruộng bậc thang hẹp bề rộng nhưng dài bề ngang. Do hoàn cành thiếu nước vào mùa khô họ trồng xen canh với ngô, khoai, rau… Họ cũng biết đào mương, bắc máng để tưới tiêu cho ruộng lúa của mình. Bên cạnh đó, người Mường còn làm nương rẫy theo phương thức chọc lỗ tra hạt và trồng nhiều loại cây ăn quả quannh nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình.

Về chăn nuôi, họ chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm theo kiểu thả dông trong rừng. Họ coi trâu, bò là sản nghiệp của gia đình, vừa làm sức kéo vừa cung cấp thực phẩm trong những ngày trọng đại. Còn nuôi lợn, gà, vịt để cung lấy thức ăn hàng ngày và để trao đổi lấy các vật dụng khác. Người mường cũng tận dụng ao, suối để đánh bắt và nuôi thả cá.

Do điều kiện sống gần rừng nên người Mường giỏi việc khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây… vừa để dùng trong nhà vừa đem bán kiếm thêm thu nhập. Nhiều nghề thủ công cũng phát triển như dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nghề dệt vải đã đạt đến độ tinh xảo nhất định.

Dân Tộc Mường Lào Cai 2

Dân Tộc Mường Lào Cai trang phục

Nam giới để tóc ngắn, đầu quấn khăn trắng, mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn có hai túi hai bên hoặc thêm túi ở ngực trái. Quần lá tọa, ống rộng, thắt khăn giữa bụng. Lễ hội thì dùng áo lụa tím hoặc vàng, ngoài khoác áo chùng đen, cài cúc nách bên sườn phải, khăn màu tím than.

Phụ nữ mặc yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, đầu đội khăn trắng, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy. Cạp váy được trang trí hiều hoa văn tinh xảo và tỉ mỉ. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt, bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc. Tìm hiểu thêm về dân tộc Ngái Lào Cai

Dân Tộc Mường Lào Cai 3

Dân Tộc Mường Lào Cai đời sống văn hóa và tinh thần

Người Mường thường sống trong gia đình đông người, phổ biến là từ 2-3 thế hệ. Họ rất coi trọng quyền hạn của người con trai trưởng và cũng chỉ có con trai mới được thừa kế gia sản của bố mẹ. Con cái được quyền tự do yêu nhau rồi tổ chức cưới. Lễ cưới gồm nhiều nghi lễ gần gống với người Kinh, gồm có ướm hỏi, lễ xin cưới, xin cưới lần thứ nhất rồi mới đến lễ đón dâu. Khi trong nhà có việc sinh nở phải kiêng rất cẩn thận, họ rào cầu thang bằng phên nứa và đứa trẻ được một tuổi mới được đặt tên.

Người Mường thờ cúng tổ tiên, vua cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh và Quốc Mẫu Hoàng Bà. Họ theo nhiều đạo khác nhau như đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa và Phật Giáo. Tuy nhiên, trừ đạo Phật ra thì thầy mo vẫn là người chủ trì các nghi lễ. Về tang ma, đám tang của người chết do thầy mo chủ trì và có nhiều nghi lễ kì lạ. Do cuộc sống gắn liền với nông nghiệp nên người Mường có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm như lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá và lễ cơm mới.

Người Mường đã lưu giữ lại được một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều truyện cổ, thể thơ dài, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Sử thi “đẻ đất đẻ nước” và một số truyền thuyết đã trở thành di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt, người Mường đã thông qua hình thức sử dụng Cồng – nhạc cụ đặc sắc nhất – tạo nên nghệ thuật Cồng chiêng và trở thành văn hóa phi vật thể của quốc gia cần được gìn giữ và phát huy. Ngoài ra, còn có các nhạc cụ khác như sáo, nhị, trống, kèn lù.

Dân tộc này cũng rất ưa thích nhiều thể loại ca hát, đó là hát Xéc bùa (Xắc bùa hoặc Khóa rác), Thường (Ràng Thường hoặc Xường), Bọ Nẹng, và hát ví đúm (dân ca). Ngoài ra, người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố… rất độc đáo. Người Mường chủ yếu chơi các trò chơi dân gian như thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, đánh cá cắt, trò chăm chỉ, chằm chăm…

Trên đây là một số nét khái quát nổi bật về dân tộc Mường. Hi vọng thông qua bài viết này độc giả có thể hiểu được phần nào con người và văn hóa của dân tộc này

Dân Tộc Mường Lào Cai 4